Dùng hoá chất chuyên dụng, khăn nềm, tay gạt kính, cây lau kính chuyên dùng lau sạch bụi và các vết bẩn như xi măng, sơn bám trên bề mặt ngoài kính và khung nhôm. Hoá chất này có mùi thơm, không độc hại và làm trong kính đồng thời còn làm tăng thêm tuổi thọ, độ bền chất liệu kính, khung nhôm.
Lau kính không hề đơn giản, đặc biệt đối với kính trên cao và có mặt phẳng lớn. Chỉ cần một giọt nước bị “bắn” vào hay vịnh tay vào sau khi lau xong cũng lưu lại vết bẩn, cũng làm khách hàng không hài lòng. Quy trình lau kính theo các bươc như sau:
Bước 1:
- Dụng cụ lau kính gồm: bộ lau kính, khăn sạch, lưỡi dao sủi kính, xô nước,thang (ghế cao) hoặc cây nối dài lau kính
- Pha hoá chất theo tỉ lệ nhà sản xuất đưa ra hoặc tuỳ độ bẩn của kính mà có tỉ lệ pha phù hợp.
Bước 2:
- Xử lí vết bẩn bằng lưỡi dao (nếu cần), rồi dùng cây lau thấm hoá chất lau toàn bộ bề mặt kính.
Bước 3:
- Dùng cây gạt kéo từ trên xuống cho nước và chất bẩn đi theo. Gạt hết phần nước bẩn mà cây lau đã lau.
Bước 4:
- Dùng khăn thứ nhất lau cây gạt và lau nước đọng nhiều trên kính.
- Kết thúc: dùng khăn thứ hai lau toàn bộ phần kính này.
Lưu ý:
- Khăn thứ hai luôn giữ cho thật khô, nếu khăn này bị ẩm ướt thì lấy khăn mới thay thế và dùng nó làm khăn thứ nhất.
- Khi lau kính phải lau từ từ, tỉ mỉ (tránh ngã đổ)
- Khi quan sát kính đã lau có đảm bảo sạch hay không thì phải nhìn ở nhiều góc độ (nhìn xa nhìn gần, nhìn nghiêng nhìn thẳng, nhìn từ dưới lên, từ trong ra ngoài từ ngoài vào trong,..) nếu phát hiện có vết bẩn phải tuyệt đối sử dụng khăn khô sạch lau lại ngay.
- Lau từ trên xuống. Tránh làm bẩn tường,thiết bị chiếu sáng,…
Nếu cần dùng bộ dây đu hoặc dàn giáo chuyên dụng để làm sạch kính trên cao, phía mặt ngoài (tuỳ thuộc vào địa thế của công trình).